Kiểm Định An Toàn Các Thiết Bị gồm:
- Kiểm Định Nồi Hơi
- Kiểm Định Các Bình Chịu Áp Lực
- Kiểm Định Hệ Thống Lạnh
- Kiểm Định Cần Trục
- Kiểm Định Cầu Trục: Cầu Trục lăn, cầu trục treo.
- Kiểm Định Cổng Trục: Cổng Trục, Nửa Cổng Trục.
- Kiểm Định Pa Lăng Điện; Palăng Kéo Tay
- Kiểm Định Xe Nâng Hàng
- Kiểm Định Xe Nâng Người
- Kiểm Định Thang Máy Các Loại.
- Kiểm Định Thang Cuốn; Băng Tải Chở Người.
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Đo, Kiểm Tra Điện Trở Hệ Thống Điện
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
CẦN TRỤC THÁP
1.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1 Phạm vi áp dụng: Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại Cần trục tháp( sau đây gọi tắt là thiết bị), thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nhiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Căn cứ vào quy trình này, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị nhưng không được trái với quy định của quy trình này.
1.2 Đối tượng áp dụng:
- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức , cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng thiết bị nêu trên ( Gọi chung là cơ sở ).
- Các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn đã được Cục an toàn lao động - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định .
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
1.3. Các chế độ kiểm định: Quy trình này phải được thực hiện đầy đủ trong các trường hợp sau:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường.
2. QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG và TÀI LIỆU VIỆN DẪN
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
- QCVN 7:2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
- TCVN 4244 - 2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
- TCVN 4755 - 1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
- TCVN 5206 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
- TCVN 5207 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
- TCVN 5209 - 1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
- TCVN 5179 - 90: Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
- TCVN 7549-3: 2007 Cần trục – Sử dụng an toàn Cần trục tháp
- ASME 30.3-2009 Safety Standard Tower Cranes – Tiêu chuẩn an toàn cần trục tháp
- GB 5144-2006 Safety code for tower cranes - Tiêu chuẩn an toàn cho Cần trục tháp ( Tiêu chuẩn Trung quốc)
- Trong trường hợp có các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới thay thế hoặc có các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền thì đương nhiên sẽ được áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định đó.
- Có thể kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng ( chế tạo) với điều kiện các mức giới hạn được quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn đó phải bằng hoặc cao hơn tại quy chuẩn, tiêu chuẩn đã nêu trong quy trình này.
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các quy chuẩn,tiêu chuẩn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
3.1. Cần trục tháp: Là loại cần trục quay, có cần lắp với phần đỉnh tháp thẳng đứng được cố định hay di chuyển.
3.2. Cần trục chân đế: Là một loại cần trục có các cơ cấu quay,di chuyển,nâng hạ được lắp đặt trên hệ chân đế dạng cổng.
3.3. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định.
3.5. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi :
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị.
- Sau khi đổi chủ sở hữu hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới.
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
4. CÁC BƯỚC KIỂM ĐỊNH
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải tiến hành lần lượt theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
- Kiểm tra bên ngoài.
- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải.
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử.
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đã đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra từng bước phải ghi chép và lưu lại đầy đủ.
5. PHƯƠNG TIỆN KIỂM ĐỊNH
Yêu cầu về phương tiện kiểm định: Các phương tiện kiểm định phải phù hợp, trong thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định.
- Thiết bị đo tải trọng thử khi không xác định được trọng lượng tải thử.
- Thiết bị đo đường kính.
- Thiết bị đo khoảng cách.
- Máy đo trắc đạc.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay.
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở tiếp đất.
- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần.
6. ĐIỀU KIỆN KIỂM ĐỊNH
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
6.1. Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
6.2. Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
6.3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
6.4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
7. CHUẨN BỊ KIỂM ĐỊNH
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau :
7.1. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
7.2. Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phương tiện cứu hộ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
7.3. Thống nhất kế hoạch kiểm định, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa đơn vị kiểm định với cơ sở sử dụng thiết bị.
7.3.1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của thiết bị, bản vẽ móng và bản vẽ mặt bằng lắp đặt.
7.3.2. Chuẩn bị mặt bằng phục vụ kiểm định thiết bị.
7.3.3. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, thiết bị cần thiết để kiểm tra cụ thể, chi tiết thiết bị theo yêu cầu.
7.3.4. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện, phòng chống cháy nổ.
7.3.5. Cử người tham gia và chứng kiếm kiểm định.
7.4. Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị:
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
Căn cứ vào các chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
7.4.1. Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau:
7.4.1.1. Lý lịch, hồ sơ của thiết bị: Lưu ý xem xét các tài liệu sau:
- Lý lịch thiết bị, hồ sơ kỹ thuật gốc của thiết bị ( đánh giá theo 1.3.2 và 3.5.1.5 QCVN 7 : 2012 / BLĐTBXH ).
7.4.1.2. Hồ sơ kết quả đo các thông số an toàn thiết bị, các hệ thống có liên quan: hệ thống nối đất, hệ thống chống sét, hệ thống điện và các hệ thống bảo vệ khác.
7.4.1.3. Hồ sơ thiết kế móng, hồ sơ hoàn công. ( Theo tài liệu của nhà chế tạo hoặc thiết kế được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền).
7.4.1.4. Hồ sơ lắp đặt thiết bị.
7.4.1.5. Các hồ sơ tài liệu huấn luyện tay nghề và kỹ thuật an toàn cho công nhân vận hành.
7.4.2. Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:
7.4.2.1. Lý lịch thiết bị, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
7.4.2.2. Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
7.4.2.3. Hồ sơ kết quả đo các thông số an toàn thiết bị, các hệ thống có liên quan: hệ thống nối đất, hệ thống chống sét, hệ thống điện và các hệ thống bảo vệ khác.
7.4.3. Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:
7.4.3.1. Trường hợp sửa chữa, cải tạo: hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo, các chứng chỉ kỹ thuật cần thuật an toàn đối với các thiết bị, chi tiết thay thế.
7.4.3.2. Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Cần xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ.
7.4.3.3. Trường hợp sau khi thiết bị không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định định kỳ.
7.4.4. Đánh giá kết quả kiểm tra hồ sơ: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn áp dụng. Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ xung. (Theo mục 1.3.2 QCVN 7:2012/BLĐTBXH.)
8. TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH
kiểm định cầu trục tháp, kiểm định sàn nâng, kiểm định xe nâng, kiểm định nồi hơi, kiểm định chống sét
kiểm định cần trục |
kiểm định cầu trục tháp |
|
kiểm định nồi hơi |
|
kiểm định sàn nâng |
|
kiểm định sàn nâng |
|
kiểm định sàn nâng |
|
kiểm định sàn nâng |
Khi tiến hành kiểm định phải tiến hành các công việc sau:
8.1. Kiểm tra bên ngoài
Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị theo trình tự như sau:
8.1.1. Kết cấu kim loại của Cần trục tháp, các mối hàn, mối ghép đinh tán, mối ghép bulông của kết cấu kim loại, buồng điều kiển, thang, sàn và che chắn. 8.1.2 Móc và các chi tiết của ổ móc.
- Móc tải phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 4244-2005 (Phụ lục 13A,13B, 13C)
- Móc phải được trang bị khóa móc. Khi làm việc thực tế có thể thay thế các loại móc phù hợp với điều kiện cẩu vật tư, vật liệu nhưng phải phù với TCVN 4244-2005.
8.1.3. Cáp và các bộ phận cố định cáp.
- Cáp nâng hạ tải, cần và di chuyển xe con của Cần trục tháp phải đáp ứng các yêu cầu của Phụ lục 10 TCVN 4244-2005
- Kiểm tra toàn bộ bề mặt cáp bằng trực quan đặc biệt là cáp nâng tải và cáp di chuyển xe con.
- Các vị trí cố định cáp phải lắp đúng theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Khi khóa cáp bằng cóc hãm phải dùng tối thiểu là 03 cóc hãm, bắt các cóc hãm đúng theo quy định là phần u cong quay về phía đầu cáp. Phụ lục 18C TCVN 4244-2005
8.1.4. Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc.
- Kiểm tra độ mòn của tất cả các puly, các trục, các đầu trục phải có chốt hãm.
8.1.5. Bộ phận nối đất bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu của TCVN 9358-2012.
8.1.6. Đường ray.
8.1.7. Các thiết bị an toàn. Kiểm tra độ nhạy lò so của các công tắc hạn chế quá tải, chiều cao nâng, di chuyển xe con, còi báo hiệu quá tải và ngắt tổng.
8.1.8. Các phanh.
- Phanh của Cần trục tháp phải đáp ứng các yêu cầu của mục 1.5.3.3 TCVN 4244-2005;
- Phanh được thiết kế để điều chỉnh khi cần thiết.
- Có khả năng tản nhiệt tốt với các loại phanh hoạt động cơ học, khí nén, thủy lực hoặc điện, phù hợp với điều kiện sử dụng.
- Che chắn cho phanh bởi các yếu tố thời tiết và tránh cho phanh tiếp xúc với dầu bôi trơn, dầu thủy lực, các chất lỏng khác.
8.1.9. Đối trọng và ổn trọng.
- Kiểm tra theo thông số kỹ nhà sản xuất. Mục 1.5.5.2 TCVN 4244-2005;)
- Lắp đặt đúng vị trí và phải cố định tránh di chuyển, rơi trong quá trình hoạt động của Cần trục tháp. Phải đánh dấu khối lượng thực tế của đối trọng.
8.1.10. Kiểm tra vị trí lắp đặt Cần trục tháp, ( Mục 1.5.7 TCVN 4244-2005;)
8.1.11. Kiểm tra tấm nhãn hàng hóa ( tên nhà chế tạo, năm sản xuất, số chế tạo, tải trọng nâng…) phù hợp với hồ sơ lý lịch Cần trục tháp, Mục 1.5.1.2 TCVN 4244-2005
8.1.12. Hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, mặt bằng làm việc, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của Cần trục tháp so với hồ sơ, lý lịch.
8.1.13. Đánh giá kết quả kiểm tra: Kết quả đạt yêu cầu khi đáp ứng các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn áp dụng.kiểm định
|
kiểm định bình khí nén |
Kiểm Định Nồi Hơi, Kiểm Định Các Bình Chịu Áp Lực, Kiểm Định Hệ Thống Lạnh, Kiểm Định Cần Trục , Kiểm Định Cầu Trục: Cầu Trục lăn, cầu trục treo.
- Kiểm Định Cổng Trục: Cổng Trục, Nửa Cổng Trục.
- Kiểm Định Pa Lăng Điện; Palăng Kéo Tay
- Kiểm Định Xe Nâng Hàng
- Kiểm Định Xe Nâng Người
- Kiểm Định Thang Máy Các Loại.
- Kiểm Định Thang Cuốn; Băng Tải Chở Người.
- Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét
- Đo, Kiểm Tra Điện Trở Hệ Thống Điện